-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tin tức
15
Tháng 12
Đăng bởi: Admin
Cách kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân mắc tiểu đường
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một trong những căn bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi (trừ đái tháo đường thai kỳ hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc). Vậy có cách nào kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hay không?
1. Bệnh đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường là một tình trạng giảm tiết insulin và kháng insulin ngoại vi, gây ra tăng đường huyết. Một số triệu chứng liên quan đến tăng đường huyết của bệnh này thường bao gồm:
+ Uống nước nhiều
+ Khát nhiều
+ Tiểu nhiều
+ Giảm cân
+ Nhìn mờ
Các biến chứng muộn thường bao gồm:
+ Bệnh bạch máu
+ Bệnh thần kinh ngoại vi
+ Bệnh thận
+ Tình trạng chậm lành vết thương và dễ nhiễm khuẩn
Phân loại bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
2. Mục tiêu kiểm soát đường huyết
Bệnh tiểu đường là bệnh lý mãn tính, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như biến chứng tai mạch máu lớn, mạch máu não, mạch vành hoặc biến chứng mạch máu ngoại biên (nếu bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể). Mục tiêu của việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân không mang thai sẽ thông qua các chỉ số cụ thể như sau:
+ Glucose máu khi đói: 70-130 mg/dl
+ Chỉ số đường huyết sau khi ăn (khoảng từ 1-2 giờ): dưới 180 mg/dl
+ Chỉ số đường huyết lúc đi ngủ: 110-150 mg/dl
Ngoài những chỉ số nêu trên, người bệnh tiểu dường cần kiểm soát thêm một số chỉ số xét nghiệm liên quan đến bệnh như sau:
+ Cholesterol < 170 mg/dl
+ LDL < 70 mg/dl
+ HDL > 55 mg/dl
+ Triglyceride < 150 mg/dl
+ Chỉ số huyết áp nên duy trì ở mức khoảng 140/80 mmHg
Cách kiểm soát đường huyết hiệu quả ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
3. Làm thế nào để kiểm soát đường huyết mục tiêu?
Nhìn chung, một số thói quen lành mạnh trong cuộc sống sẽ giúp lượng đường được duy trì ổn định. Người bệnh đái tháo đường có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học chính là chìa khóa cho việc quản lý tốt lượng đường trong máu và ngăn chặn một số nguy cơ gây bệnh.
+ Những thực phẩm giàu protein giúp đường huyết ở mức tốt bao gồm cá hồi, thịt bò, thịt cừu, trứng, sữa chua và pho mát.
+ Một số chất béo tốt bao gồm dầu oliu, dầu dừa nguyên chất và quả bơ.
+ Một số chất xơ có trong các loại thực phẩm từ rau xanh, trái cây (ngoại trừ nước ép), đậu hà lan, ngũ cốc nguyên hạt cũng rất tốt cho sức khỏe của người bệnh.
+ Nên sử dụng bột được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bột dừa hoặc bột hạnh nhân để tạo vị ngọt tự nhiên.
+ Nên sử dụng nước lọc, trà đen, trà thảo dược.
+ Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước trái cây, soda và một số chất kích thích (bia, rượu).
+ Tăng cường một số hoạt động thể chất và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Người bệnh cũng nên giữ cân nặng phù hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ nghỉ ngơi phù hợp
Nghỉ ngơi giúp cơ thể được thư giãn, hỗ trợ rất tốt cho việc căn bằng sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh và giúp mức độ đường huyết được giữ ở các chỉ số bình thường.
Hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ngủ vì việc này dễ dẫn đến việc tăng hormone và thèm ăn, dễ khiến bản thân bị đói, và khi đói thì rất khó để kiểm soát lượng đường huyết.
Nên đặt mục tiêu ngủ tối đa 8 tiếng/ ngày để đáp ứng đúng nhịp đồng hồ sinh học tự nhiên, giảm thiểu tình trạng mắc bệnh tiểu đường.
Tóm lại, các thói quen lành mạnh sẽ giúp lượng đường huyết được duy trì ổn định hơn. Do đó, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, có chế độ làm việc, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để kiểm soát mức đường huyết mục tiêu tốt hơn.
Cần thêm thông tin về các chỉ số đường huyết, việc cân bằng đường huyết hoặc các sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, bạn có thể để lại thông tin ở bài viết bên dưới, hoặc liên hệ trực tiếp với Fadocare theo số hotline để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Được tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng chính là niềm vinh hạnh và tự hào của Fadocare.