Tin tức

Ăn gì để giữ mức đường huyết ổn định
26 Tháng 12
Đăng bởi:  Admin

Ăn gì để giữ mức đường huyết ổn định

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng tăng cao. Tỷ lệ dân số mắc tiểu đường được cảnh báo tăng nhanh. Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt sẽ sớm gây ra một số biến chức nguy hiểm ở các cơ quan khác như tim, mắt, não, thận… Vậy thì, ăn gì để giữ mức đường huyết ổn định?

Việc giữ một chế độ ăn điều độ đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm giảm chỉ số đường huyết. Bên cạnh việc tăng cường hoạt động thể lực. Cùng tìm hiểu xem ăn gì để giữ mức đường huyết ổn định, được gợi ý cụ thể bên dưới.

Nguyên tắc chế độ ăn:

Cung cấp chất dinh dưỡng một cách cân bằng và đầy đủ, cả về số lượng lẫn chất lượng

Cần duy trì sự ổn định lượng tinh bột ở mỗi bữa ăn, phù hợp cho các hoạt động hàng ngày và lượng thuốc mà bạn đang sử dụng

Duy trì các hoạt động thể lực bình thường mỗi ngày

Duy trì mức cân nặng hợp lý

 

Duy trì một chế độ ăn phù hợp với thể trạng
 
Nhận biết một số thực phẩm giàu chất bột đường, linh động trong việc lựa chọn thực phẩm cùng nhóm và các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để thay đổi thực đơn và khẩu vị phù hợp mà không làm tăng đường máu nhiều sau bữa ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

Không làm tăng thêm các yếu tố nguy cơ như: rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận.

Chế độ ăn phù hợp với tập quán của địa phương, dân tộc.

Đơn giản và không quá đắt tiền.

Nên ăn gì để giả đường huyết?

Chủ động chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (Glycemic index – GI) thấp có thể giúp ổn định đường huyết, kiểm soát bệnh tốt hơn và thậm chí có thể làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Chỉ số đường huyết (GI) xác định một loại thức ăn khi vào cơ thể sẽ gây tăng đường huyết ít hay nhiều, được chia thành 3 nhóm bao gồm: thực phẩm chứa chỉ số GI thấp 55, trung bình 56-69, cao từ 70 trở lên.

Chỉ số đường huyết ở thực phẩm

Biểu đồ chỉ số đường huyết có trong một số loại thực phẩm
 
Nhóm tinh bột: Nên sử dụng các loại gạo xay xát, gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên cám kết hợp hoặc sử dụng thay thế cho gạo trắng, bún phở, bánh mì trắng nếu như bạn muốn giảm chỉ số đường huyết.

Tăng cường đạm thực vật như: bổ sung nhiều hơn các loại đậu (chẳng hạn như đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan), các sản phẩm từ đậu (sữa đậu nành, đậu phụ…), hạt bí đỏ.

Lựa chọn các thực phẩm giàu đạm từ nguồn gốc động vật ít béo như: thịt lợn/bò nạc, tôm, cua cá, thịt gia cầm như thịt gà hoặc thịt vịt bỏ da…

Sử dụng dầu thực vật trong quá trình chế biến món ăn: có thể dùng dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu, dầu hạnh nhân, dầu óc chó…

Bổ sung đa dạng các loại rau củ chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có hàm lượng nitrat cao như: Đậu cove, xà lách, súp lơ, su hào, rau rền, cần tây, rau cải, cà chua… (có thể bổ sung khoảng 400 – 500g rau/ 1 ngày).

Sử dụng các loại quả có hàm lượng đường ít hoặc ở mức trung bình: Thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ, bơ, lê, mận, dâu tây, quả roi…

Chọn các loại sữa công thức được sản xuất chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bổ sung thêm một số loại vitamin và khoáng chất có tác dụng điều hòa đường huyết và tăng cường miễn dịch như: Kẽm, vitamin C, E, D, acid folic, Selenium…

Nên tạo thói quen đọc nhãn thực phẩm, ghi chép nhật ký ăn uống hàng ngày, theo dõi lượng đường huyết kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Các loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế

Người bệnh nên hạn chế một số món ăn hầm nhừ, xay nhuyễn, thức ăn chiên rán vì các món ăn này có thể làm tăng lượng đường trong máu khá nhanh. Không nên dùng quá nhiều muối cũng như thực phẩm được chế biến sẵn.
 
Một số loại thực phẩm mà bạn nên hạn chế

Hạn chế một số thực phẩm như cơm trắng, phở, bún, mì gạo, khoai củ nướng… đây hầu hết đều là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Hạn chế sử dụng nội tạng động vật như: gan, bầu dục, lòng, óc…

Mỡ động vật.

Các loại quả ngọt sấy khô: nho khô, vải, nhãn sấy khô…

Nên tránh xa các loại nước ngọt, nước uống có ga, nước ép trái cây cô đặc… nếu muốn giảm chỉ số đường huyết.

Đồ uống kích thích rượu, bia, cà phê…

Chế độ luyện tập để giữ mức đường huyết ổn định

Tập thể dục đều đặn khi huyết áp bình thường vào mỗi buổi sáng.

Kết hợp hoạt động đi bộ vào buổi sáng và buổi tối (sau bữa ăn từ 2,5-3 tiếng). Mỗi lần đi bộ có thể đi tối thiểu 20 phút.

Nếu ngày nào bận rộn không thể tập luyện, bạn nên tập bù vào ngày cuối tuần. Ngoài ra, bạn cũng cần thêm khoảng 3h/ngày bằng bất kỳ hoạt động nào liên quan tới đứng thay vì ngồi một chỗ.

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc nhờ đến sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để được thăm khám và hỗ trợ phù hợp.
 
popup

Số lượng:

Tổng tiền: