Tin tức

Một số dấu hiệu tụt đường huyết mà bạn có thể chưa biết?
16 Tháng 12
Đăng bởi:  Admin

Một số dấu hiệu tụt đường huyết mà bạn có thể chưa biết?

Hạ đường huyết (hay còn gọi là tụt đường huyết) là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu dưới ngưỡng bình thường. Nó thường xảy ra ở một số bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bệnh nhân chưa nắm rõ các dấu hiệu tụt đường huyết, cùng tham khảo nhé!

Tùy theo mức hạ đường huyết mà các triệu chứng tụt đường huyết có thể sẽ khác nhau (ở mức từ nhẹ đến nặng), bạn có thể tham khảo đầy đủ ngay dưới đây.

1. Điều gì gây ra tình trạng tụt đường huyết?

Lượng đường trong máu cần được duy trì ở một ngưỡng nhất định, nhằm giúp các tế bào trong cơ thể có thể sử dụng được đường hiệu quả. Khi mức đường huyết dưới 3.9mmol/l thì được gọi là hạ đường huyết.

Một số nguyên nhân thường gặp do tụt đường huyết bao gồm:

Tụt đường huyết do hoạt động thể dục quá mức: khi vận động quá mức, đặc biệt là những người chưa quen tập luyện với cường độ cao có thể khiến cơ thể bị tụt đường huyết.

Những người ăn uống thất thường hoặc những bữa ăn cách quá xa nhau: sau khi ăn, lượng đường được hấp thu vào máu một phần được sử dụng để cung cấp năng lượng, lượng còn lại được lưu trữ dưới dạng glycogen ở gan. Khi xa bữa ăn thì cơ thể sẽ tự huy động nguồn glycogen nhằm mục đích là đảm bảo đường luôn ở ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, nếu bữa ăn cách quá xa nhau, cơ thể có thể không cung cấp được lượng đường cần thiết và lượng glycogen không đủ để nâng mức đường huyết sẽ khiến bạn dễ bị tụt đường huyết. Đây có thể là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng tụt đường huyết ở nữ, vì hay nhịn ăn nhằm mục đích giảm cân.
Một số người mắc các bệnh lý về gan và thận khiến cơ thể bị suy giảm chức năng dự trữ đường và cơ thể dễ rơi vào tình trạng tụt đường huyết sau ăn:

Sử dụng chất kích thích (uống rượu) quá nhiều: uống nhiều mà không nạp thức ăn có thể ngăn chặn gan giải phóng glucose được lưu trữ dưới dạng glycogen vào máu, gây tụt đường huyết.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt đường huyết

Ngoài ra, việc tụt đường huyết còn có thể do ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc, do các bệnh nhân có khối u, một số yếu tố nội tiết, bệnh nhân suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng… Cần theo dõi sức khỏe và thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân cụ thể và chính xác nhất.

2. Những triệu chứng tụt đường huyết

Biểu hiện của việc tụt đường huyết thường bao gồm:

Với trường hợp nhẹ:

+ Người bệnh có thể có cảm giác đói, cồn cào, lo lắng, bồn chồn, vã mồ hôi, tình trạng tay chân bị run, hồi hộp, tim đập nhanh, có cảm giác buồn nôn, nhức đầu… Ngoài ra, bệnh nhân còn có một số triệu chứng rối loạn thần kinh kích thích, nói liến thoắng hoặc buồn bã, có những hành vi bất thường…

Với trường hợp nặng:

Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng trên sau đó xuất hiện một số triệu chứng nặng hơn như co giật, ảo giác, cứng hàm, liệt khu trú, mất ý thức thoáng qua hoặc có thể xảy ra tình trạng hôn mê.

Cần phát hiện sớm các triệu chứng tụt đường huyết ngay từ khi có các biểu hiện nhẹ

3. Cách xử trí khi bị tụt đường huyết

Việc xử trí hạ đường huyết khá quan trọng, vậy nên cần phát hiện sớm ngay từ khi có các biểu hiện nhẹ. Điều trị cần được tiến hành nhanh chóng nhưng cũng cần phải đảm bảo ở mức an toàn, tránh làm tăng đường huyết quá mức.

+ Trường hợp nhẹ: nếu đường huyết ở mức <3,9 mmol/l có thể cho bệnh nhân ăn hoặc uống thực phẩm có chứa khoảng 15g Carbohydrate (có thể là 2 đến 3 viên đường hoặc nửa ly nước trái cây, nửa ly nước ngọt, nửa ly sữa hay khoảng 1 thìa mật ong...), sau đó tiến hành đợi khoảng 15 phút, rồi đo lại đường huyết. Nếu đường huyết vẫn như cũ, tiến hành lặp lại quy trình trên cho đến khi đường huyết lớn hơn 5,6 mmol/l. Cần tiến hành kiểm tra bệnh nhân sau mỗi 60 phút.

+ Trường hợp nặng hơn: người bệnh có thể có tình trạng co giật, lú lẫn hoặc hôn mê. Nếu người bệnh ở nhà thì không nên cố đỏ nước đường vào miệng (vì có thể sặc vào đường hô hấp). Trường hợp này cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Sau khi tình trạng tụt đường huyết được giải quyết khẩn cấp, người bệnh cũng cần có những biện pháp cụ thể để phòng ngừa tình trạng tụt đường huyết tái phát. Một số trường hợp người bệnh cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ và các chuyên gia y tế thăm khám, hỗ trợ điều trị và đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: